• Trung tâm đào tạo và nghiên cứu quản lý công

      Trường đại học quốc tế ĐHQG - HCM

    Chương trình đào tạo Tiến sĩ

    • Kế hoạch đào tạo
      • Hình thức đào tạo: chính quy tập trung
      • Thời gian đào tạo: 03 năm
      • Ngôn ngữ giảng dạy và nghiên cứu: Tiếng Việt và tiếng Anh
      • Tên văn bằng tốt nghiệp:

    + Tiếng Việt: Tiến sĩ Quản Lý Công

    + Tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Public Management

    • Cấu trúc chương trình đào tạo:
    • Phần 1: Bao gồm 04 học phần bắt buộc (9 tín chỉ)
    • Phần 2: Bao gồm 03 môn phần tự chọn (6 tín chỉ) về quản lý công trong tổng số 10 môn học
    • Phần 3: Luận án tiến sĩ
    • Để hoàn thành luận án, NCS sẽ phải trải qua 3 giai đoạn chủ yếu bao gồm (1) hoàn thành các học phần và hoàn thành chuyên đề I & II trong năm I và thông qua Tiểu luận tổng quan (Đề cương chi tiết); (2) Hoàn thành các bài báo khoa học và bảo vệ luận án tại Hội đồng cấp đơn vị chuyên môn; (3) Bảo vệ luận án cấp cơ sở đào tạo.

    Lưu ý:

    _ NCS nộp các bài báo khoa học được Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế tính điểm công trình trong khung (0-1) trở lên và có liên quan đến nội dung của luận án. Một bài báo khoa học được xem sản phẩm thay thế cho một chuyên đề

    _ NCS có thể viết và bảo vệ luận án tiến sĩ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

    • Danh mục ngành đúng, ngành gần và ngành phù hợp và quy định về học bổ sung kiến thức

    - Ngành đúng : có văn bằng thạc sĩ Quản lý công (8340403), Chính sách công (8340402)

    - Ngành gần : có văn bằng thạc sĩ cùng nhóm ngành với chuyên ngành Quản lý công gồm: Khoa học quản lý (8340401); Quản trị nhân lực (8340404); Hệ thống thông tin quản lý (8340405); Quản trị văn phòng (8340406); Quản lý khoa học và công nghệ (8340412); Quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp (8340417); Quản trị kinh doanh (8340101); Kinh doanh thương mại (8340121); Tài chính -  Ngân hàng (8340201); Bảo hiểm (8340204);  Kế toán (8340301); Quản lý kinh tế (8340410). Đối với các chuyên ngành gần, người dự tuyển sẽ nộp bảng điểm chương trình học thạc sĩ, và nhà trường sẽ có Hội đồng chuyên môn xem xét đề nghị học bổ sung kiến thức. Số lượng cần phải bổ sung tối đa 5 môn học (10 tín chỉ): bao gồm 6 tín chỉ trong Khối kiến thức bắt buộc và 4 tín chỉ trong Khối kiến thức tự chọn.

    - Ngành phù hợp: có văn bằng thạc sĩ phù hợp với ngành Quản lý công gồm: Kinh tế học (8310101); Kinh tế chính trị (8310102);  Kinh tế đầu tư (8310104); Kinh tế phát triển (8310105); Kinh tế quốc tế (8310106); Thống kê kinh tế (8310107); Toán kinh tế (8310108); Quan hệ quốc tế (8310206); Quản lý giáo dục (8140114); Quản lý bệnh viện (8720802). Đối với các chuyên ngành phù hợp, người dự tuyển sẽ nộp bảng điểm chương trình học thạc sĩ, và nhà trường sẽ có Hội đồng chuyên môn xem xét đề nghị học bổ sung kiến thức. Số lượng cần phải bổ sung tối đa 7 môn học (14 tín chỉ): bao gồm 6 tín chỉ trong Khối kiến thức bắt buộc và 8 tín chỉ trong Khối kiến thức tự chọn.

     u ý: Nghiên cứu sinh phải hoàn thành các môn học bổ sung kiến thức trước khi bảo vệ luận án cấp đơn vị chuyên môn.

    • Bảng 2: Danh mục các học phần của chương trình đào tạo QLC

    Mã số môn học

    Tên học phần

    Số tín chỉ

     

    Nhóm học phần bắt buộc

    13

    DP1001

    Chính sách công (Public Policy)

    2

    DP1002

    Nền tảng quản lý công (Foundations of Public Administration)

    2

    DP1003

    Phân tích chính sách công (Public Policy Analysis)

    2

    DP1004

    Phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính trong QLC

    3

    DP1005

    Nghiên cứu chuyên đề I

    2

    DP1006

    Nghiên cứu chuyên đề II

    2

     

    Nhóm học phần tự chọn (chọn 3 trong các môn)

    6

    DP2001

    Quản Trị Toàn Cầu (Global Governance)

    2

    DP2002

    Chiến lược xây dựng chính phủ kỹ thuật số (Building Digital Government Strategies)

    2

    DP2003

    Nền tảng của chính sách xã hội (Foundations of Social Policy)

    2

    DP2004

    Quản trị và phát triển bền vững (Governance & Sustainable Development)

    2

    DP2005

    Khoa học, công nghệ và an ninh thế giới (Science, Technology and International Security)

    2

    DP2006

    Chính trị trong quản lý công (Politics in public management)

    2

    DP2007

    Chính sách thương mại và chuổi giá trị toàn cầu (Trade Policy and Global Value Chains)

    2

    DP2008

    Hội thảo 1: Thách thức quản lý công trong bối cảnh hội nhập

    2

    DP2009

    Hội thảo 2: Đánh giá và vận dụng một số mô hình quản lý công thành công trên thế giới

    2

    DP2010

    Hội thảo 3: Đánh giá và tận dụng ảnh hưởng của mạng xã hội trong việc định hướng phát triển chính sách công phù hợp

    2

    DP1007

    Tiểu luận tổng quan (năm II)

    3

    DP3000

    Luận án

    68

     

    Giai đoạn I (năm II)

    30

     

    Giai đoạn II (năm III)

    38

     

    Tổng cộng (I+II+III + IV)

    90

     

    Bài viết liên quan